Sofa vải là sản phẩm được hầu hết các gia chủ ưa chuộng và lựa chọn hiện nay. Sofa DP đã thiết kế riêng nhiều mẫu sofa vải mới nhất thị trường dựa trên phân tích về nhu cầu và tính khả dụng của nó tại các hộ gia đình hiện nay.
765+ MẪU SOFA VẢI THIẾT KẾ MỚI NHẤT HIỆN NAY
Sofa Giá Rẻ
Sofa Đẹp Phòng Khách Đẳng Cấp SF-PK18
Sofa Giá Rẻ
Sofa Phòng Khách Giá Rẻ Bền Đẹp SF-PK03
Sofa Giá Rẻ
Sofa Giá Rẻ Thiết Kế Đơn Giản SF-GR17
Sofa Giá Rẻ
Sofa Karaoke Giá Rẻ Kiểu Đơn Giản SF-KR50
Sofa Giá Rẻ
Ghế Sofa Karaoke HCM Đẹp Rẻ SF-KR36
Sofa Giá Rẻ
Sofa Karaoke Thiết Kế Thời Trang SF-KR58
Sofa Giá Rẻ
Ghế Sofa Karaoke Gia Đình Hiện Đại SF-KR35
Sofa Giá Rẻ
Ghế Karaoke Đẹp Siêu Rẻ SF-KR25
Sofa Giá Rẻ
Ghế Sofa Karaoke Giá Rẻ HCM Bền Bỉ SF-KR33
Sofa Giá Rẻ
Sofa Quán Karaoke SF-KR17
Sofa Giá Rẻ
Ghế Sofa Phòng Karaoke Gia Đình SF-KR41
Sofa Giá Rẻ
Sofa Karaoke Sang Trọng SF-KR19
Sofa Giá Rẻ
Ghế Karaoke Thiết Kế Thời Trang SF-KR01
Ưu nhược điểm các chất liệu sofa vải hiện nay
1.Ghế Sofa Vải Cotton
Sợi cotton hay còn gọi là sợi bông là loại sợi tự nhiên phổ biến nhất trong các loại vải. Chúng rất bền và rất lâu mới bị phai màu hoặc sờn rách, nhưng dễ bị nhăn và ố. Sợi bông có khả năng hút nước rất cao, lên đến 65% trọng lượng. Sợi cotton cũng dễ bị bẩn và bám dầu mỡ, nhưng có thể giặt được.
Vơi những đặc tính trên, sợi cotton được sử dụng rộng rãi để làm sofa vải với những đặc điểm sau:
- Mềm và mịn, dễ nhăn khi vò nát.
- Dễ dàng hút ẩm, thấm mồ hôi, nhanh khô, bền hơn khi bị ướt.
- Ghế sofa cotton có độ bền cao và giặt khô nhanh chóng. Sofa cotton có thể giảm nhiệt và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
- So với các sản phẩm sofa vải khác thì giá sofa cotton pha khá rẻ.
Tóm lại: Sofa cotton là loại ghế rất được ưa chuộng bởi nó có một số ưu điểm nổi bật như: chất liệu tốt, thấm mồ hôi, nhanh khô, bền khi sử dụng, màu sắc đa dạng, giá thành rẻ.
Đặc điểm của các loại ghế sofa vải
2.Ghế Sofa Vải Nhung
Sofa vải nhung là loại sofa vải cao cấp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sản phẩm cho ưu điểm mềm mại, ấm áp vào và có độ đàn hồi cao.
Ưu điểm sofa vải nhung:
- Mang lại cảm giác ngồi êm ái, thoải mái và thư giãn
- Độ thẩm mỹ cao nhờ vẻ đẹp mịn màng và bóng bẩy của sofa
- Chất liệu vải có thể dễ dàng gia công với nhiều màu sắc, mẫu mã khác nhau
- Phù hợp với nhiều không gian đặc biệt là không gian nhà phong cách cổ điển, tân cổ điển.
Nhược điểm:
- Dễ bám bẩn, bám bụi
- Khó vệ sinh
- Dễ thấm hút mồ hôi, thấm hút nước,…
Ghế sofa vải nhung trông sang trọng, tuy nhiên muốn duy trì vẻ đẹp trường tồn với thời gian của ghế thì bạn cần phải chăm sóc và bảo vệ ghế đúng cách.
3. Ghế Sofa vải thô
Vải thô (hay còn là vải bố) được làm chủ yếu từ các nguyên liệu ự nhiên như bông, gai,… có đặc tính mềm nhẹ, độ dày vừa phải.
Vải thô được chia thành vải thô mộc và vải thô lụa.
Ưu điểm
- Sofa vải thô cho cảm giác ngồi êm ái, thoáng mát , bề mặt vải thấm hút mồ hôi nhanh, hiệu quả tuyệt vời. Vì vậy, mùa hè mọi người thường chọn mua những bộ sofa vải thô.
- Cũng giống như sofa nhung, nỉ, sofa vải thô có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng.
Nhược điểm
- Sofa vải thô là rất dày, khó vệ sinh và dễ bám bẩn.
- Vì chủ yếu được dệt từ bông và vải gai, nên chi phí mua vải thô sẽ đắt hơn các loại vải thông thường.
Nếu bạn giữ gìn và vệ sinh cẩn thận, sofa vải thô sẽ rất bền. Nên chọn mấu thiết kế ghế sofa có đệm rời và vỏ ghế có khóa kéo để có thể tháo rời áo ghế để vệ sinh thường xuyên.
Sofa vải thô
4.Vải polyester
Là loại vải được dệt từ sợi tổng hợp nên có giá thành rất phải chăng, màu sắc đa dạng và được sản xuất nhiều trên thị trường. Chất liệu giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Ưu điểm
- Vải polyester có nhiều ưu điểm vượt trội, trong đó độ bền sẽ là yếu tố hàng đầu mà khách hàng nhận được khi mua sofa vải polyester.
- Sofa vải polyester không dễ bị ố.
- Vào mùa đông vải không sinh ra mùi khó chịu, giúp sofa luôn khô thoáng.
- Sau một thời gian sử dụng, sản phẩm không có biểu hiện bị sờn rách hay phai màu.
Nhược điểm
- Chất liệu polyester cũng có những nhược điểm đáng lo ngại như khả năng thoáng khí kém và khả năng hút ẩm hầu như không có. Điều này gây khó chịu cho người dùng, nhất là vào mùa hè.
- Vải polyester còn hấp thụ nhiệt khi ghế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phải mất một thời gian dài nhiệt độ trên ghế mới trở lại trạng thái ban đầu. Do đó, khi sử dụng vào mùa hè sẽ gây nóng, khó chịu cho người dùng.
Vải polyester
5. Vải gấm
Vải gấm là loại vải được làm lại từ vải lụa. Hoa văn dệt nổi trên bề mặt giúp vải gấm tạo điểm nhấn, là vật liệu trang trí nội thất ngày càng được ưa chuộng. Bên cạnh việc thường được may để tăng thêm sự sắc sảo cho phòng ngủ, vải gấm còn được ưa chuộng làm vải bọc ghế sofa.
Ưu điểm
- Vải gấm rất bền, sofa vải gấm có tuổi thọ lên tới hàng chục năm.
- Vải gấm đa dạng về hoa văn và màu sắc, giúp tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng.
- Mang lại cảm giác ngồi chắc chắn, không bị nhũn
Sofa vải gấm
Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất của vải gấm là giá thành. Vải gấm làm từ sợi tơ tằm nguyên chất nên rất đắt tiền. Vì vậy không nhiều người lựa chọn vật liệu này để trang trí cho ngôi nhà nhỏ của mình.
- Vải gấm mang lại cảm giác ngồi sột soạt, không mềm mịn.
- Gấm cũng không phải là chất liệu lý tưởng trong mùa hè vì vải dày và hút ẩm kém hơn các chất liệu khác.
Được biết, không chỉ sử dụng để làm ghế sofa, chất liệu vải gấm còn được ưa chuộng để trang trí cho các cung điện hay biệt thự cổ điển. Ngoài ra, vải gấm cũng rất thích hợp để tạo nên những thiết kế nội thất của ngôi nhà mang phong cách hiện đại, mới mẻ.
6. Vải polyurethane
Vải polyurethane là chất liệu tổng hợp được sử dụng làm lớp da hoàn hảo để bọc bên ngoài ghế sofa.
Theo đó, vải polyurethane là sáng chế hoàn hảo thay thế chất liệu da thật mà vẻ đẹp thì khá giống da thật.
Ưu điểm
- Ưu điểm lớn nhất của vải polyurethane là chi phí rẻ. Sử dụng vải polyurethane bạn không phải lo lắng về giá cả, bởi chúng có giá thành thấp hơn nhiều so với vải da thật.
- Không phải là chất liệu vải truyền thống mà sofa vải polyurethane mang đến cho bộ sofa một diện mạo mới – sofa da đầy sang trọng.
- Vải polyurethane cũng rất bền và có nhiều màu sắc phong phú, không bám bẩn sâu vào bên trong ghế.
- Chất liệu dễ lau chùi, không bị ẩm mốc vào mùa mưa, giúp không gian luôn ấm áp.
Nhược điểm
- Khi vải tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức, bề mặt vải dường như nóng dần lên, gây cảm giác rất khó chịu cho người sử dụng.
- Vật liệu này cũng sẽ hấp nhiệt nếu vải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhiệt có thể gây phai màu, đồng thời làm nóng ngôi nhà và mất nhiều thời gian hơn để hạ nhiệt.
7. Vải bọc sofa sợi linen (sợi lanh)
Linen hay còn gọi là vải lanh, là loại vải được làm từ sợi của cây lanh có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Sofa bọc vải lanh thường được sử dụng trong những phòng khách cao cấp, sang trọng, quý tộc.
Ưu điểm:
- Đây là chất liệu vải bọc ghế sofa rất được ưa chuộng bởi sự mềm mại, độ bền cao, đem lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu nhất là trong thời tiết nắng nóng.
- Ngoài ra, vải lanh còn có khả năng chống bụi, chịu nhiệt độ cao và hút ẩm cực tốt.
Nhược điểm:
- Vải linen thường có giá thành cao, ít co giãn và có xu hướng nhăn khi sử dụng.
- Do độ đàn hồi kém nên bạn cần giặt khô hoặc sử dụng dịch vụ giặt ghế sofa chuyên dụng để làm sạch vết bẩn, tránh làm co rút vải sau khi giặt.
Vải bọc sofa sợi ninlen sợi lanh
8. Chất liệu bọc sofa sợi gai
Ưu điểm
Vải sợi gai được dệt từ vỏ cây gai nên rất bền. Chất vải sợi gai cho cảm giác thô như cát, chống bụi, hút ẩm cực tốt, rất dai và không sợ nhăn trong quá trình sử dụng.
Đây là loại vật liệu chất lượng cao thường rất đắt tiền. Thêm vào đó, gam màu trung tính của gai mang đến sự sang trọng, tinh tế cho phòng khách và rất dễ kết hợp với các vật dụng trang trí nội thất khác.
Nhược điểm
Tuy nhiên, vải sợi gai có một nhược điểm nhỏ, đó là nó không mềm mại như vải cotton hay vải linen.
9. Vải bọc sofa sợi Acrylic
Đây cũng là một loại vải nhân tạo, chúng trông giống như len nhưng lại có trọng lượng rất nhẹ.
Ưu điểm
Loại vải này có nhiều ưu điểm như chống mài mòn, chống nhăn, không dễ bám bẩn, không phai màu.
Bạn nên mua vải acrylic chất lượng tốt, vì độ bền của vải được cải thiện và khả năng chống nhăn cũng được đảm bảo.
Nhược điểm
Sofa loại vải này ít được sử dụng vì tính phổ biến không cao cũng như tính thấm hút lớn, khó vệ sinh.
Gợi ý chọn màu sắc sofa vải phù hợp với không gian nhà
1. Chọn màu sắc dựa theo phong thủy
Việc chọn màu sắc ghế sofa phù hợp với phong thủy sẽ giúp hài hòa các yếu tố âm dương và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
- Mệnh Kim: Theo phong thủy, Thổ sinh Kim, màu đặc trưng của Thổ là màu nâu, vàng cam, vàng nâu. Do đó, gia chủ mệnh Kim khi chọn màu sofa bạn nên chọn những gam màu thuộc hành Kim hoặc Thổ như: nâu, vàng, cam,… . Không chọn sofa màu đỏ, tím hồng.
- Mệnh mộc: Mộc hợp với hành Thủy, do vậy khi lựa chọn sofa gia chủ có thể ưu tiên màu xanh lam, xanh da trời, xanh nước biển và đen. Tránh màu vàng, cam vì mộc và kim tương khắc.
- Mệnh thủy: Gia chủ mệnh Thủy đặc biệt hợp với các màu sắc như màu đen, xanh da trời, trắng, ánh kim,… Việc gia chủ mệnh Thủy lựa chọn ghế sofa màu hợp mệnh sẽ giúp thu hút vượng khí, khơi dậy năng lượng tích cực trong gia đình.
- Mệnh hỏa: Màu chủ đạo của mệnh Hỏa là màu đỏ, gia chủ mệnh Hỏa có thể lựa chọn ghế sofa màu cam, hồng, tím. Gia chủ lưu ý tránh các màu như đen hoặc xanh nước biển.
- Mệnh Thổ: Nếu gia chủ là mệnh Thổ thì gia chủ nên lựa chọn sofa màu đỏ, màu cam, màu tím, màu hồng,… và những màu tương hợp với mệnh Thổ như vàng đất, nâu đất,… . Đặc biệt không nên chọn màu xanh nước biển hoặc đen.
2. Cách chọn màu sắc sofa theo không gian
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp theo diện tích, không gian thiết kế ngôi nhà cũng rất quan trọng.
Nếu gia chủ sở hữu không gian nhà nhỏ thì nên ưu tiên chọn sofa màu sáng như màu pastel, trắng sữa, vàng nhạt, ghi nhạt,… để mang lại cảm giác căn phòng trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
Ngược lại, màu tối sẽ phù hợp với không gian nhà thiết kế rộng rãi cần điểm nhấn hơn.
Đối với ngôi nhà mang phong cách cổ điển hoặc vintage, bạn nên chọn chất liệu có nhiều họa tiết hoa lá hoặc kẻ sọc. Nếu bạn thích sự lãng mạn, thì những gam màu như tím; màu hồng nhạt thực sự sẽ thích hợp hơn.
Chọn màu sắc sofa theo không gian
Các lưu ý khi chọn sofa vải
Khi chọn chất liệu sofa, gia chủ cần hết sức chú ý đến chất liệu vải sao cho phù hợp với phong cách nhà. Để gia chủ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, Dũng Phát gợi ý đến bạn một vài cách, lưu ý lựa chọn sau:
4.1 Dựa vào không gian, phong cách nhà
Tùy vào không gian và phong cách mà gia chủ nên lựa chọn sofa vải chất liệu khác nhau. Cụ thể,
- Nếu không gian nhà bạn thiết kế sang trọng hoặc lựa chọn sofa cho không gian sảnh chờ khách sạn, nhà hàng, spa thì quý gia chủ nên ưu tiên lựa chọn chất liệu sofa vải nhung hoặc vải nỉ.
- Nếu không gian nhà tối giản, thiết kế hiện đại hoặc lựa chọn sofa cho quán cafe, không gian sảnh chờ bệnh viện, nha khoa, nhà nghỉ thì ưu tiên lựa chọn chất liệu sofa vải nỉ, vải thô, Vải polyester,…
4.2 Kích thước sofa vải
Kích thước sofa cũng là lưu ý quan trọng giúp tổng thể không gian nhà trông tiện nghi và sang trọng hơn.
Theo đó nếu chọn sofa quá nhỏ bạn sẽ làm không gian trở nên mất cân đối, đồ nội thất rời rạc. Ngược lại nếu chọn bộ ghế sofa vải quá lớn trong không gian phòng quá nhỏ thì gây cảm giác trật trội, bí bách. Theo đó bạn có thể tham khảo bảng kích thước sofa tiêu chuẩn sau:
Nếu là sofa băng:
- Sofa văng đơn có kích thước cơ bản: 1100cm x 850-900 cm x 38-42cm
- Sofa văng đôi có kích thước cơ bản: 1600-1800cm x 850-900 cm x 38-42cm
- Sofa văng 3 chỗ có kích thước: 2200 – 2400 cm x 850 – 900 cm x 38-42cm
Sofa góc chữ L:
- Gia chủ có thể lựa chọn sofa kích thước dài x rộng khoảng: 2600-2800 cm x 1600-1800cm hoặc 3000x3200cm hoặc 1800 x 1950cm
- Độ sâu của ghế là: 850-900 cm.
- Chiều cao ghế là: 38-42cm
Sofa góc chữ U:
- Có kích thước cơ bản 3m (dài) x 2,2m (dài) x 1,7m(dài) x 0,8m (cao) x 1m (sâu).
Sofa đơn:
- Có kích thước cơ bản 850-110cm x 750-850cm
4.3 Tính dễ vệ sinh
Tùy vào cách sử dụng mà bạn lựa chọn sofa theo tính dễ vệ sinh. Cụ thể, sofa chất liệu nhung rất khó vệ sinh cũng như vệ sinh nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp chất liệu. Do vậy bạn nên chọn sofa chất liệu nhung cho các không gian nhà sang trọng, ít trẻ con, khnôg gian quán cafe, khách sạn cao cấp và chuyên nghiệp.
Đối với các loại vải cotton, nỉ, thô, vải bố dễ làm sạch hơn thì bạn nên lựa chọn sử dụng đối với không gian gia đình nhiều trẻ, nhà hàng, quán ăn, quán cafe.
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản sofa vải bền lâu
Sofa vải là sản phẩm không thể thiếu trong nội thất phòng khách hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng, bảo quản sofa vải kéo dài tuổi thọ chưa? Nếu chưa bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:
1.Vệ sinh sofa vải thường xuyên
Sofa vải nếu giặt quá nhiều sẽ dễ bị nhăn, vải dễ bị hỏng. Tuy nhiên, nếu để sofa vải quá lâu mà không vệ sinh, vải dễ bị ẩm mốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên giặt vải sofa ít nhất ba tháng một lần, bằng máy giặt công nghiệp hoặc giặt khô ở tiệm.
Nếu muốn tự giặt vải sofa, bạn có thể ngâm vải trong nước giặt ít nhất 30 phút, sau đó giặt lại bằng nước lạnh và để khô. Tránh sử dụng sản phẩm khi còn ẩm ướt, môi trường vi khuẩn dễ xâm nhập.
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản sofa
2.Xử lý bụi bẩn bám trên vải
Nếu quyết định sử dụng sofa vải lâu dài, tốt nhất bạn nên mua máy hút bụi chuyên dụng cho sofa để hút sạch vết bẩn thường xuyên. Đối với các loại bụi thông thường, nên hút bụi thường xuyên ít nhất 1 lần/tuần để bảo vệ bề mặt vải và giúp tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
3. Xử lý mùi hôi trên ghế sofa của bạn
Không ăn hoặc uống trên ghế sofa, vì sofa vải dễ thấm hút và khó làm sạch. Đặc biệt đối với chất lỏng có mùi, nếu chỉ có vết bẩn nhỏ, hãy dùng bông thấm nhúng vào dung dịch hóa chất, hương liệu, nhẹ nhàng chấm lên vết chất lỏng để loại bỏ mùi khó chịu.
Những mẫu sofa vải bán chạy nhất hiện nay
Tổng hợp các mẫu sofa vải hot nhất hiện nay, Dũng Phát gợi ý đến bạn một số mẫu sofa vải hot hit nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:
Mẫu sofa vải nỉ đẹp
Mẫu sofa cổ điển đẹp
Mẫu sofa vải khung gỗ đẹp
Mẫu sofa vải cho phòng khách thiết kế hiện đại
Mẫu sofa vải bed
Mẫu sofa vải nỉ đẹp
Mẫu sofa vải đẹp
Sofa đơn vải thô đẹp
Được biết, các chương trình khuyến mãi tại Dũng Phát đều có hạn, để biết chi tiết về các sản phẩm sofa áp dụng chương trình như thế nào và quà tặng ra sao, bạn có thể liên hệ ngay tới Dũng Phát qua hotline 0903.729.654 để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN